Ngược lại, sáng tác của Trịnh Công Sơn cũng phần nào điều chỉnh ca sĩ. Chất Mỹ Anh vẫn hiện rõ trong bản thu nhưng trầm lắng, nhẹ nhàng và lãng đãng hơn. Sự dung hòa tạo thành phiên bản Nhìn những mùa thu đi buồn nhưng không bi lụy, sầu mà không khổ.
Producer Huỳnh Quang Tuấn nhận xét: "Nhìn những mùa thu đivới nhịp 4/4 phù hợp như phong cách vốn có của Mỹ Anh, thể hiện sự mạnh bạo của giới trẻ, đổi mới và sáng tạo. Tôi không làm gì nhiều với giọng Mỹ Anh cả vì nền tảng của bạn đã rất tốt, vấn đề là làm sao để bạn dung hòa khi hát nhạc Trịnh thôi".
Về phần mình, Mỹ Anh chia sẻ: "Hồi bé theo mẹ đi diễn, tôi nghe bài nhạc Trịnh đầu tiên là Em là hoa hồng nhỏ. Bố mẹ tôi rất thích nghe nhạc Trịnh, âm nhạc của ông đi theo tôi xuyên suốt những buổi diễn của bố mẹ. Năm ngoái, khi được chú Trần Mạnh Tuấn mời tham gia một chương trình truyền hình trực tuyến, tôi đã có dịp lần đầu thể hiện 2 bài nhạc Trịnh Hãy yêu nhau đivà Nối vòng tay lớntrước công chúng. Lời bài hát của cố nhạc sĩ quả thực rất đẹp, truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều”.
![]() | ![]() |
Hát nhạc Trịnh, Mỹ Anh không sợ bị so sánh với mẹ Mỹ Linh. Cô cười, nói: “Những lời so sánh hay mà, vì bản nào cũng có chất riêng của bài đó thôi”. Qua sản phẩm lần này, Mỹ Anh tiếp tục khẳng định con đường nghệ thuật nghiêm túc. Là con nhà nòi, cô ý thức mình càng phải nỗ lực để xứng đáng với sự kỳ vọng của bố mẹ.
Nhìn những mùa thu đi được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1963 khi ông còn là sinh viên. Lời bài hát chia làm 3 phần theo thứ tự: lời tâm sự của cô gái, điệp khúc và tâm sự của chàng trai. Bài hát về một mối tình tan vỡ nhưng qua đôi mắt của chàng trai si tình, cảm xúc ấy vẫn đẹp và đáng trân trọng.
Trịnh Công Sơn viết bài hát từ cảm xúc thật với một cô gái Huế được cho là em gái của danh ca Hà Thanh. Đó là cuộc tình đơn phương với những cảm xúc mong manh thoáng qua của người nhạc sĩ đa cảm. Thuở ấy, bạn bè thường trêu Trịnh Công Sơn, xem đó là mối tình đầu đời của ông.
Mỹ Loan
" alt=""/>Mỹ Anh hát 'Nhìn những mùa thu đi'Biết vợ ấp ủ điều này từ lâu, chồng chị Tuyết ủng hộ hết mình. Anh nhờ bạn mua vật liệu và tiến hành hàn cầu thang, lan can, giá để chậu và giàn cây leo. Biết đất ải ở quê tốt, chị nhờ chồng về tận nơi chở đất lên làm. Anh dùng xe bán tải chở rất nhiều đất từ huyện Vĩnh Bảo lên ủng hộ vợ.
![]() |
Chồng chị Tuyết về tận quê chở đất lên giúp vợ trồng rau. |
Hiểu việc trồng cây trên sân thượng không hề đơn giản, chị Tuyết đã phải chuẩn bị rất tỉ mỉ. Mục tiêu của chị không chỉ là hiện thực hóa đam mê, chị còn muốn mang lại một vườn rau sạch để gia đình sử dụng yên tâm hơn.
![]() |
Khu vườn sơ khai là công sức vất vả của anh chị và người thân. |
Sau rất nhiều ngày kì công, chị đã tạo được cho mình một vườn sân thượng rộng 50m2. Tuy nhiên, việc làm vườn không hề dễ dàng. Những ngày đầu anh chị đã dành rất nhiều công sức.
![]() |
Khu vườn tâm huyết của chị Tuyết trên sân thượng rộng 50m2. |
"Vì khu vườn ở trên nóc tầng 3, lối lên rất nhỏ, không có cầu thang lên, xung quanh không có lan can nên khi bắt tay vào làm, mình gặp rất nhiều khó khăn. Việc đi lại, vận chuyển rất mệt. Nếu không có sự giúp sức của chồng con, bạn bè của chồng và người thân thì mình cũng khó lòng thực hiện được ước mơ", chị Tuyết chia sẻ.
“Lần đầu trồng cây mình đã thất bại do khâu chọn đất và chăm sóc chưa đúng cách. Khi đó, mình dùng đất đóng bao sẵn về nên không biết trộn thêm phân, tro, trấu. Trời mưa mình vẫn tưới rau, lại thêm chưa có kinh nghiệm trong việc phòng sâu bệnh nên sâu, rệp rất nhiều làm rau không lớn được. Việc tưới nhiều nước khiến nước ngấm sàn. Vợ chồng mình phải lát gạch, cải tạo lại toàn bộ sân thượng để nước không ngấm xuống", chị Tuyết nói.
![]() |
Các loại rau được nữ giáo viên trồng gối vụ, theo mùa, rất đa dạng. |
Khó khăn là thế nhưng chị Tuyết vẫn không nản lòng. Chị hiểu công việc trồng rau trên sân thượng không thể một lần mà thành công ngay.
Sau lần thất bại, chị tham gia vào các hội nhóm, tìm hiểu kĩ càng các thông tin trên mạng để học hỏi kinh nghiệm trồng cây. Nhờ đó, chị biết cách trộn đất, tưới nước sao cho đủ.
Chị đã kiên trì hết mức có thể và cuối cùng cũng đạt được thành quả. Lần đầu nhìn thấy rau của mình lớn lên, được ăn rau do chính tay mình trồng, chị cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
![]() |
Ngoài rau, chị Tuyết trồng thêm hoa để khu vườn có thêm màu sắc rực rỡ. |
Trong vườn, chị trồng các loại rau theo mùa như su hào, bắp cải, cà chua, dưa chuột… Thỉnh thoảng, chị lại trồng xen kẽ một số loại hoa cho màu sắc khu vườn thêm rực rỡ.
Để có được thành quả này, chị Tuyết cho biết phải tỉ mỉ từng khâu: “Mình chăm sóc cẩn thận từ khâu chuẩn bị đất, ủ đất hoặc phơi đất để diệt mầm bệnh. Ngoài ra còn phải tưới, bón phân định kì và phun phòng sâu bệnh bằng các loại thảo dược tự làm”.
Trước khi đến mùa thu hoạch, chị Tuyết đã tính phải chuẩn bị tiếp giống để trồng gối vụ giúp vườn lúc nào cũng có đủ rau cung cấp cho cả nhà.
“Bí kíp để luôn có rau xanh là đất luôn được ủ sẵn, thu hoạch xong chỉ việc lấy ra trồng rồi lại cho đất mới thu hoạch vào ủ. Ngoài ra, mình phải chú ý việc trồng gối để luôn có rau ăn. Khi rau đến giai đoạn thu hoạch, mình lại hạ thổ lứa tiếp theo”, nữ giáo viên chia sẻ.
![]() |
Mỗi vụ thu hoạch, chị mang biếu người thân. |
![]() |
Vườn cà chua sai trĩu quả. |
Dù công việc làm giáo viên khá bận rộn nhưng chị Tuyết vẫn luôn biết cách sắp xếp thời gian để chăm sóc vườn rau của mình. Mỗi sáng trước khi đi làm, chị dành 1 tiếng để làm vườn. Buổi chiều, sau khi tan làm về nhà, chị lại dành một tiếng để lên sân thượng chăm sóc rau. Chồng con cũng giúp chị rất nhiều trong việc chăm sóc tưới tiêu. Sau giờ làm về chăm sóc vườn, chị lại thấy bản thân được giải tỏa, thoải mái khi nhìn những cây rau lớn dần.
Mỗi độ thu hoạch, sản lượng thường khá lớn. Ngoài phục vụ nhu cầu rau sạch của cả nhà, chị thường mang biếu người thân, bạn bè.
![]() |
Cách "trang trí" vườn để xua đuổi sâu rệp. |
Việc trồng rau giúp chị giải tỏa căng thẳng cuộc sống, giúp gia đình gắn kết hơn. Nhờ đam mê, chị cũng biết thêm được rất nhiều người bạn chung sở thích với mình.
![]() |
Đây không chỉ là niềm vui, hạnh phúc mà nó còn là nơi cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình, người thân của chị. |
Chị Tuyết cho hay, dù chi phí bỏ ra cho khu vườn không quá lớn, chỉ vài chục triệu đồng nhưng công sức của người trồng và chăm sóc mới là điều đáng nói. Chị Tuyết luôn tâm đắc với khu vườn sân thượng của mình. Đây không chỉ là niềm vui, hạnh phúc mà nó còn là nơi cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình, người thân của chị.
Tú Linh (Ảnh NVCC)
Rời TP.HCM, chị Tú lên Đà Lạt, vào rừng thông làm vườn hồng rực rỡ sắc màu. Sáng sáng, chị ngồi dưới những đóa hồng, hít khí trời, nghe chim hót… sống hòa cùng thiên nhiên.
" alt=""/>Nữ giáo viên mê trồng rau, về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng![]() |
Vở diễn kể về mối tình tay ba nhiều ngang trái. |
Vở diễn kể về câu chuyện tình tay ba đắng chát giữa hai người đàn bà gồm Hân (vợ chính), Việt (phòng nhì) và ông Cơ. Câu chuyện ấy không chỉ liên quan tới hai người phụ nữ luôn bị nỗi ám ảnh giày vò, mà còn kết nối số phận hai người con trai giống nhau như tạc của họ là Nghĩa Hiếu và Nghĩa Phong. Cuộc đời đẩy đưa, số phận bắt hai chàng trai, dù gì cũng là con một nhà, trở thành những người đối đầu trên hai chiến tuyến.
Phong, một sĩ quan ngụy, đã bắt được Hiếu - sĩ quan quân đội giải phóng, rắp tâm trả mối thù của mẹ (Việt) mà anh nhầm tưởng là do mẹ con Hân, Hiếu gây ra. Phong đã cho lính của mình móc mắt chính người anh cùng cha khác mẹ. Khi đất nước thống nhất, Phong phải vào trại cải tạo. Mâu thuẫn được đẩy lên đến mức tưởng như khó có thể gỡ nổi khi Hiếu, dù không muốn gieo thêm hận thù nhưng tội ác của Phong quá lớn…
![]() |
Hận thù từ đời cha mẹ tới đời con khiến anh em huynh đệ tương tàn. |
NSND Triệu Trung Kiên dù là "dân dựng cải lương" chuyên nghiệp nhưng khi bắt tay đạo diễn vở này bằng kịch nói, nam đạo diễn cũng được đánh giá cao. Một câu chuyện trải dài đến mấy chục năm, lại có quá nhiều xung đột, không ít đạo diễn sẽ ham dàn cảnh đối đầu nảy lửa để tăng tính hấp dẫn cho vở diễn, có thể đi xa đến mức không thể "thu về" chủ đề chính. Nhưng NSND Triệu Trung Kiên lại có cách giải quyết xung đột một cách hợp lý. Chỉ có tình người, tính nhân văn cao cả trong mỗi con người mới có thể xoá đi được hận thù in sâu vào nhiều thế hệ. Với cách dàn dựng đậm chất trữ tình, lãng mạn đã giữ được thông điệp cốt yếu của tác phẩm và làm nổi bật được ý tưởng nhân văn mà tác giả kịch bản muốn truyền tải.
![]() |
Nhưng rồi chỉ có tình thương, sự nhân văn và vị tha mới có thể biến hận thù thành tình yêu. |
Các nghệ sĩ như: Thanh Bình (ông Cơ), Diệu Linh (bà Hân), Hương Thủy (bà Việt), Anh Tuấn (Hiếu), Lâm Cương (Phong)... và đặc biệt là các diễn viên nhí như: Như Khôi (Hiếu hồi nhỏ), Gia Đăng (Phong hồi nhỏ) diễn xuất khá nhuần nhị, tròn vai, khiến khán giả khóc cười, xúc động cùng nhân vật. Dù là vở diễn nhiều xung đột, hận thù chất chứa nhưng lời thoại nhí nhảnh, vô tư của con trẻ dường như đã làm giảm được sự căng cứng của vở, khiến khán giả cảm nhận vở diễn một cách nhẹ nhàng hơn.
Tình Lê
Trần Lực giành giải vàng hạng mục tác phẩm và đạo diễn cho vở "Bạch đàn liễu" tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2020.
" alt=""/>Đậm chất nhân văn trong vở kịch 'Mảnh vỡ Hà Nội'